image banner
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 141
  • Trong tuần: 488
  • Tất cả: 18568
Trường Mầm non Tân Lợi
Trường MN Tân Lợi tham gia Hội thi chuyên đề Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” là một nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi rất bổ ích, là điều kiện tất yếu giúp mỗi cá nhân trẻ phát triển toàn diện đáp ứng với mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay.

Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm chúng ta cần xây dựng môi trường sạch sẽ, gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ, trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Môi trường vật chất có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, là môi trường mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc chơi... Phong phú các góc vui chơi, học tập trong lớp và ngoài trời, học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Giáo viên cần tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt độngGiáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy và điều quan trọng là trẻ có thể chủ động, tích cực để vui chơitìm tòi khám phátrải nghiệmthực hành, sáng tạohợp tác và chia sẻ ý tưởng. Khuyến khích những sáng tạo và tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương trong tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.

1. Góc sự kiện: Được trang trí bằng maket chào mừng kỉ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Tại đây có xe tăng, máy bay trực thăng được cô và trò Trường MN Tân Lợi cùng nhau làm bằng những nguyên vật liệu vô cùng đơn giản dễ tìm: bìa catong, sắt, ống nước. Ngoài ra còn có mũ cối, súng,...rất nhiều đồ dùng của các chú bộ đội. Đến với góc sự kiện trẻ sẽ được trải nghiệm vác súng lên vai bò qua các hầm trú ẩn, lái xe tăng như các chú bộ đội.

 

anh tin bai

 

2. Góc địa phương: Được trưng bày các loại trang phục khác nhau của các đồng bào dân tộc. Các loại đồ dùng, dụng cụ của người dân nhiều vùng miền khác nhau: nón quai thao, bừa, sàng, cái nơm, cái chụp, cái rọ,... Còn có các sản phẩm của địa phương: bắp, bo bo. Các đồ dùng đa số là vật thật, thực tế tại địa phương và các đồ dùng tự tạo khác được làm từ bìa catong, fotmat, ...

 

anh tin bai

 

3. Góc Steam: Với các đồ dùng đa dạng phong phú được làm từ bìa catong, hộp sữa, rơm, lõi giấy, vỏ bịch sữa và rất nhiều đồ dùng tận dụng, tái chế khác. Từ bàn tay khéo léo của người giáo viên đã tạo nên những chú robot, quày bán hàng đẹp mắt, hấp dẫn. Đây sẽ là góc mang lại cho trẻ nhiều trải nghiệm vui vẻ và hấp dẫn.

 

anh tin bai

 

4. Góc học tập: Các đồ chơi về chữ cái, số lượng, được chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như: tìm số theo số lượng, xúc sắc, ong tìm chữ,...giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán và chữ số cũng như các đồ dùng, đồ chơi, hiện tượng xung quanh trẻ. Đồ chơi được làm từ những nguyên liệu gần gũi với trẻ: bìa catong, thùng giấy, lõi giấy,...thân thiện với môi trường và hạn chế kinh phí đầu tư.

 

anh tin bai

 

5. Góc dân gian: Tại đây các cô giáo như được hòa mình vào với trẻ thơ thông qua các trò chơi: nhảy sạp, ô ăn quan, gắp cua bỏ giỏ, cà kheo, banh đũa,...các trò chơi đơn giản nhưng giúp trẻ học được cả các kiến thức về tách gộp, đếm,...

 

anh tin bai

 

6. Góc nghệ thuật: Với các đồ dùng âm nhạc được tạo từ nguyên vật liệu gần gũi như: tre, nứa,...các cô giáo đã làm ra những cây đàn: t’rưng, đàn k’long pút,... giúp trẻ trải nghiệm các dụng cụ dân tộc. Ngoài ra còn có các đồ dùng khác: micro, trống lắc, phách,...cho trẻ biểu diễn âm nhạc.

 

anh tin bai

7. Góc phân vai: Nơi đây các cô bé, cậu bé được trải nghiệm làm cô chú bán hàng, bé mua hàng buôn bán các đồ dùng quen thuộc: rau, củ, quả, nước uống, quần áo, giày dép. Ngoài ra các con còn được tự tay oder những ly nước hấp dẫn theo thực đơn sẵn có.

anh tin bai

8. Góc sáng tạo: Trong góc này từ các đồ dùng lõi giấy, hoa khô, bìa catong, lá cây, giấy màu,...trẻ trải nghiệm làm các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ. Bồi dưỡng các kiến thức về nghệ thuật và sự khéo léo trong đôi bàn tay của trẻ.

 
anh tin bai

9. Góc kể chuyện sáng tạo: Trẻ trải nghiệm là những người dẫn chuyện, nhân vật tài ba trong các câu chuyện cổ tích. Trẻ được đóng vai là các nhân vật trong nhiều câu chuyện khác nhau. Qua góc kể chuyện không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng đám đông.

anh tin bai

10. Góc chợ quê: Nơi đây có vô vàn đồ ăn gần gũi với trẻ: Buồng chuối, quả dừa, bánh da lợn, bánh ít,... Trẻ được buôn bán các đồ ăn nơi địa phương của trẻ, thưởng thức các món ăn đơn giản, hấp dẫn được làm từ bàn tay người bà, người mẹ trong gia đình bé.

anh tin bai

11. Góc thư viện: Trong góc thư viện với đa dạng các đầu sách khác nhau cho trẻ lựa chọn. Đây là nơi trẻ thư giãn, nghỉ ngơi sau 1 giờ học sôi nổi.

anh tin bai

12. Vườn cây của bé: Vườn cây với rất nhiều loại cây khác nhau: hoa giấy, hoa trang, hoa mai chỉ thiên, hoa mai chiếu thủy, hoa tường vi,... Giúp trẻ quan sát từ đó biết được đặc điểm khác nhau của các loài hoa.

anh tin bai

13. Vườn rau của bé: Vườn rau nơi trồng các loại rau: rau muống, rau cải, cà tím, cà chua (2 khu), mướp. Trẻ vừa có thể quan sát, nhận biết và cũng là nơi cung cấp rau sạch cho trẻ ăn hàng ngày. Đây cũng là nơi trẻ có thể trải nghiệm trồng cây, chăm sóc cây hằng ngày.

anh tin bai

14. Góc cổ tích: Nơi có các nhân vật cổ tích: cô Tấm, giếng nước, hồ sen, nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn, các con hươu,...qua đó trẻ hiểu ý nghĩa giáo dục từng câu chuyện cổ tích mang lại. Góp phần giáo dục nhân cách của trẻ.

anh tin bai

15. Khu vui chơi cát nước: Nơi trẻ tự do chơi các trò chơi với cát, nước trong giờ hoạt động ngoài trời, nhận biết các dòng chảy của cát, nước. Hay kiên trì câu những chú cá theo ý thích của trẻ.

anh tin bai

16. Khu vui chơi vận động: Với các đồ chơi liên hoàn: xích đu, cầu trượt, trẻ tự do vui chơi trong giờ hoạt động ngoài trời. Trải nghiệm nhiều trò chơi khác nhau vô cùng hấp dẫn cùng bạn bè.

 

17. Khu vận động: Tại đây trẻ chơi các đồ chơi như: ném bóng, ném vòng cổ chai, ... Giúp trẻ rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân qua các trò chơi vận động.

anh tin bai

18. Nông trại vui vẻ: Trẻ trải nghiệm thu hoạch các loại rau, củ, quả, trứng của bác nông dân. Qua đó, trẻ nhận biết được các chữ cái, biết thu hoạch khéo léo, nhẹ nhàng. Trải nghiệm các công việc thu hoạch của bác nông dân.

anh tin bai

 

19. Bé với an toàn giao thông: Ngã tư đường phố là điểm trải nghiệm của trẻ tại góc bé với an toàn giao thông. Tại đây trẻ sẽ lái xe đi qua các ngã đường, chấp hành tín hiệu của đèn và đi đúng phần đường của mình. Chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.

anh tin bai

 

Với điều kiện kinh tế và con người còn hạn chế. 19 góc cho trẻ vui chơi và trải nghiệm là một điều thú vị dành cho cô và trò nhà trường. Các góc với các tên gọi, đồ chơi, cách chơi khác nhau, mang lại nhiều vui, hứng thú cho trẻ khi tới trường. Mỗi góc sẽ giúp trẻ có những trải nghiệm, khám phá khác nhau. Nhưng tất cả đều giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện nhất. 

Địa chỉ : ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Email :

Số điện thoại :

Thiết kế bởi VNPT Bình Phước